Tìm lại bản thân: P2 Chủ nghĩa tự do - tự do cảm xúc

Diễn đạt tự do cảm xúc theo một ngôn ngữ bình thường để bạn không bỏ lỡ, đó là điều khó khăn cho tôi tại phần này. Tôi cần một chút thời gian và cảm xúc để hoàn thành nó, bạn hãy cố gắng đừng bỏ lỡ nếu bạn đã đọc tới bài thứ 3 này.
doc-hanh.jpg
Picture soure

Tôi sẽ đi vào phần này bằng cách nêu ra một số nhận định về những người mà các bạn chắc chắn biết và tôi biết. Chúng ta sẽ cùng xem sự tự do của họ, đặc biệt là tự do cảm xúc.

Đầu tiên có lẽ tôi sẽ nói về Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhartha Gautama), tôi sẽ gọi ông ấy là Phật để tiện cho việc diễn đạt. Có lẽ ông ấy là người có tự do nhiều nhất mà bạn có thể biết. Từ bỏ ngôi vị, từ bỏ gia đình và tất cả mọi ham muốn để sống theo cách của mình. Khi ông ấy đạt được giác ngộ là lúc ông ấy tự do hoàn toàn về cảm xúc. Ông ấy luôn an lạc mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh, an lạc của ông ấy đến từ sâu bên trong ông ấy mà không phụ thuộc vào mọi điều xảy ra xung quanh, không phụ thuộc quá khứ, tương lai. Đó là một trạng thái mà mọi thứ với ông ấy đều là lẽ đương nhiên của tự nhiên, mọi thứ xảy ra đều có lý do của nó, mọi thứ đều là một. Nếu bạn đọc và nghiên cứu về phật giáo, bạn sẽ thấy rằng trong đạo phật nguồn gốc không có đề cập tới 2 từ thiện và ác. Bản chất của nó là 2 từ “nghiệp tốt” và “nghiệp xấu”, đạt đến sự giác ngộ của Phật là đạt tới tính “không” nên ông ấy không phân biệt nó nữa, nó là 1, trong suy nghĩ của ông ấy (như tôi đã nói ở phần 1_ bài viết đầu tiên trong loạt bài này), suy nghĩ của ông ấy đã không còn phân chia. Một người đã không còn phân chia suy nghĩ nữa thì sẽ không đau khổ với hoàn cảnh nữa. Vì vậy, ông ấy là tự do về cảm xúc của mình. Nhưng Phật thì cao quá, bạn có thể thấy ông ấy nhưng để có thể trở nên như ông ấy sẽ là khó cho tôi và bạn.

Người thứ 2 tôi muốn đề cập tới chính là Lão Tử. Một người mà có lẽ các bạn đã nghe qua về ông ấy. Ông ấy là một đạo nhân (đạo sỹ), có thể thế giới có nhiều người như ông ấy, nhưng chỉ ông ấy mới để lại quyển “Đạo đức kinh” nên chúng ta mới biết về ông ấy. Cũng giống như Phật, ông ấy là tự do về hành động, suy nghĩ và cả cảm xúc. Ông ấy sống trong cuộc đời này đơn giản chỉ hiện hữu, chỉ hiện hữu thôi. Ông ấy không phân biệt thiện và ác, xấu và tốt, tất cả với ông ấy đều là một và duy nhất. Và những gì xảy ra cũng đều là có lý do của nó, nên ông ấy không bao giờ buồn về mọi thứ xung quang. Ông ấy sống và hát bài ca của mình, bài ca của riêng ông ấy, mọi thứ xung quanh không ảnh hưởng tới bài ca của ông ấy được. Ông ấy bình thường đến nỗi không ai biết tên ông ấy là gì, người ta đành gọi ông ấy là “Lão Tử” tức là “lão già”. Ông ấy chẳng cần gì cả, chẳng cần in dấu của mình trong cuộc sống này, ngay cả quyển “Đạo đức kinh” nó cũng được viết ra khi ông ấy đã bị đệ tử mình ép mà thôi. Lão Tử rất bình thường, ông ấy không cao như Phật nhưng để làm được một người bình thường cũng quá khó đối với bạn và tôi rồi. Một người mà chẳng cần bất cứ điều gì thì bạn thử nghĩ xem, ông ấy có tự do về cảm xúc của mình không?

Chúa Jesus. Chúa Jesus là khác, ông ấy không tự do. Ông ấy quá nặng gánh với tội lỗi của nhân loại, đau nỗi đau của nhân loại và ông ấy làm việc cho cha mình (Đức Chúa trời). Ông ấy đã hi sinh cuộc đời mình cho sứ mệnh cứu chuộc loài người và truyền bá niềm tin nơi Chúa. Một người bị ràng buộc như thế, bạn có nghĩ là ông ấy tự do không? Ông ấy sẽ đau khổ với nỗi đau của các con chiên, sẽ vui với niềm vui của các con chiên và sẽ cầu nguyện với cha của ông ấy. Ông ấy nhiều gánh nặng quá, quá nhiều gánh nặng.

Bây giờ, sau khi đưa ra 3 hình ảnh mà có thể các bạn đều đã biết, tôi sẽ nói về cảm xúc và tự do của nó.

Bạn có biết sự khác biệt lớn nhất giữa ốm bệnh và khoẻ mạnh không? Bạn biết không, bạn có thể hỏi “vì sao tôi đau ốm” và bác sỹ có thể trả lời cho bạn lý do. Nhưng nếu bạn hỏi, “vì sao tôi khoẻ mạnh”, thì bạn và bác sỹ sẽ không trả lời cho bạn được. Vì sao vậy, vì khoẻ mạnh là tự nhiên, là bản chất của nó phải thế, khi bạn sinh ra, bạn đã khoẻ mạnh rồi, nó là tự nhiên nên không có lý do.
Tương tự như vậy, bạn có thể câu trả lời cho việc bạn ghét ai đó nhưng sẽ không có câu trả lời thật sự cho câu hỏi “tại sao bạn yêu”. Mọi lý do cho nó, thực ra chỉ là lấp liếm mà thôi. Yêu là một trạng thái tự nhiên và bạn sẽ không trả lời được.

Tôi sẽ nói với bạn về đau khổ và hạnh phúc. Bạn sẽ cảm thấy đau khổ và hạnh phúc, nhưng hãy xét 2 cảm xúc này. Hỏi “tại sao tôi đau khổ” có lẽ bạn sẽ có rất nhiều lý do, “tại sao tôi hạnh phúc” bạn cũng sẽ có lý do. Nhưng cũng giống như tình yêu, bạn đã ngộ nhận nó. Bản chất của hạnh phúc là tự nhiên. Bạn ngộ nhận tại vì bạn đã không hạnh phúc thật sự và bạn đã hiểu nhầm nó. Tôi sẽ đưa ra một số điều về hạnh phúc để bạn tự truy hỏi bản thân.

Lý do cho hạnh phúc của bạn thường hướng quá khứ hoặc tương lai. Quá khứ thì đã đi qua và không còn tồn tại nữa, nó đã biến mất trong hiện tại thế mà bạn lại hạnh phúc sao? Nó là hạnh phúc giả tạo., tương lai thì chưa tới, bạn có gì để hạnh phúc? Bạn hạnh phúc vì 5 năm trước bạn trúng xổ số sao? Bạn thật đáng thương, bạn ăn thức ăn từ 5 năm trước. Bạn hạnh phúc vì nghĩ rằng ngày mai bạn sẽ được thăng chức sao? Điều đó chưa xảy ra mà, bạn đơn giản chỉ tưởng tượng về nó và cảm thấy hạnh phúc. Bạn thật sự bị ràng buộc bởi quá khứ và tương lai.
Ngay lúc này, nếu bạn nhận được 1 nụ hôn từ người yêu, bạn hạnh phúc và điều đó là đúng, nhưng chưa đủ bởi cần có thời gian để nụ hôn đi vào nhận thức của bạn, dù là rất ngắn. Thực ra về bản chất bạn đang hạnh phúc với nụ hôn đã qua. Hạnh phúc/ an lạc là tự nhiên vì thế nó phải xảy ra ngay lúc này, ngay tại thời điểm này mà không cần lý do, không cần nguyên nhân. Mọi nguyên nhân đều cần có thời gian để đưa tới hậu quả, do đó mọi hạnh phúc bạn đang cảm thấy là hướng quá khứ, một số bạn sẽ tưởng tượng và nó là hướng tương lai, thật buồn cười là chúng ta có thể hạnh phúc về điều chưa tới, thậm chí không bao giờ tới.

Có một chút rắc rối cho bạn đúng không? Bởi nó là cái khó có thể diễn tả thành lời, tôi sẽ đưa ra một cảm xúc khác để bạn có thể nhận ra nó dễ hơn.
Bạn có sợ chết không? Chắc là bạn có sợ phải không? Nhưng bạn đã đặt nỗi sợ của bạn sai chỗ rồi. Bạn thật sự không sợ cái chết, bạn chỉ ngộ nhận về điều đó mà thôi. Bạn có biết gì về cái chết không? Sau khi chết, bạn có thể có một thế giới khác tốt hơn thì sao, làm sao bạn biết được. Làm sao bạn có thể sợ cái bạn không biết về nó chứ. Sinh ra và chết đi là một quy luật tự nhiên, và nếu cuộc sống này là để thử thách bạn và để cho bạn trải nghiệm, thì cái chết có thể là sẽ đưa bạn đến nơi mà những nhân duyên bạn đã để lại trong cuộc sống này. Nỗi sợ cái chết của bạn đến từ việc bạn còn luyến tiếc đời sống này, bạn còn gì đó chưa làm xong vì vậy bạn muốn níu giữ cuộc sống lại, muốn cái chết đợi thêm chút nữa. Nếu bạn đã làm tất cả những điều cần làm, bạn sẽ không còn níu kéo cuộc sống nữa, bạn sẽ sẵn sàng đón nhận cái chết để có thể trải nghiệm cái chết. Bạn phải sống 1 cách toàn bộ, bạn sẽ không còn sợ cái chết nữa. Như vậy, cảm giác sợ cái chết của bạn đến từ sự luyến tiếc, luyến tiếc đến từ việc bạn đã không sống toàn bộ, bạn không sống toàn bộ bởi bạn vẫn chưa biết phải sống như thế nào, chưa tìm được bạn là ai, bạn vẫn vô minh. Cảm giác sợ của bạn bị cầm tù bởi sự vô minh.

Lời kết

Bạn có bỏ lỡ điều gì không? Nếu bạn đọc 1 lần những dòng này của tôi, tôi chắc rằng bạn đã bỏ lỡ điều gì đó. Bạn cần đọc nhiều lần hơn, có thể bạn nhận ra những điều bạn chưa thấy trước đây. Nếu bạn thật sự muốn tìm lại chính mình, hãy đọc lại những bài trước để chuẩn bị đọc những bài sau của tôi.

Tôi đưa ra những diễn giải về tự do này, không phải khuyến kích bạn cởi trói bạn một cách toàn bộ để hướng tới tự do tự nhiên của bạn. Trong xã hội này bạn cần tôn trọng tự do của người khác, vì vậy tự do tôi hi vọng các bạn có thể hướng tới chính là tự do nhưng không làm ảnh hưởng tới tự do của người khác. Và nếu có thể, ít nhất bạn hãy hướng tới tự do trong tư duy của bạn, nó là quyết định cho hành động và cuộc đời của bạn.

Bạn thấy đấy, Lão Tử và Phật đã tìm được tự do của mình ngay trong cuộc sống ở thế giới này của họ. Họ tháo mọi ràng buộc, người thân, danh vọng, vật chất và kinh nghiệm/ giáo huấn, lễ nghĩa … (ví dụ Phật đã không đi theo giáo lý của Bà la môn, lúc đó đạo Bà la môn bao trùm Ấn Độ và người ấn coi đó là chuẩn mực của con người). Việc từ bỏ này là đúng hay sai tôi sẽ nói cùng bạn tại phần 4 của loạt bài này. Tại đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng để có được tự do bạn cần phải buông bỏ được càng nhiều càng tốt. Và quan trọng nhất vẫn là tự do về tư duy, 1 là bạn phải đi tìm sự thật về bất cứ điều gì bạn đã được dạy, đã học và tiếp thu trước đây, 2 là bạn phải quên lãng tất cả những điều đó. Hãy tự chuẩn bị cho bạn 1 bệ phóng vững chãi trước khi bạn đọc các phần tiếp theo.

Để lại reply của bạn, tôi sẽ biết cần điều chỉnh những gì. Trong tương lai có thể tôi sẽ viết lại loạt bài này khi tôi thấy rằng tôi đã kinh nghiệm hơn về vấn đề tôi đang nói cùng bạn.

Mời bạn đón đọc phần tiếp theo:

Tìm lại bản thân: Phần 3 Sống hiện sinh
Tìm lại bản thân: Phần 4 Đúng và sai
Tìm lại bản thân: Phần 5 Bạn là ai

Các bài đã đăng

Tìm lại bản thân: Phần 1 Giới hạn tư duy và ngôn ngữ
Tìm lại bản thân: Phần 2 Chủ nghĩa tự do 1

H2
H3
H4
3 columns
2 columns
1 column
6 Comments
Ecency